Giàn giáo H, giàn giáo nêm, giàn giáo ringlock là những thiết bị xây dựng vô cùng quan trọng, đóng vai trò nâng đỡ, chịu lực hoặc bao che bên ngoài công trình. Để đảm bảo an toàn, hệ thống giàn giáo phải được tính toán cẩn thận, lắp dựng đúng quy cách. Trong bài viết này, hãy cùng XÂY DỰNG RAINBOW tìm hiểu những yêu cầu và tiêu chí quan trọng trong thiết kế, thi công giàn giáo khung.
Khả năng chịu lực
Để đảm bảo các yêu cầu về cường độ và khả năng chịu lực, cần thực hiện các hoạt động sau:
● Tính toán chính xác tải trọng tác động lên hệ giàn giáo H, bao gồm: số lượng nhân công, khối lượng phối liệu và thiết bị xây dựng… Nếu để sót tải trọng sẽ dễ dẫn đến các sự cố đáng tiếc.
● Cần kiểm tra khả năng chịu lực của từng khung giàn giáo H, thanh giằng chéo và sức nâng khi chúng được ghép lại thành hệ thống khung.
● Quan tâm đến các điểm liên kết, kiểm tra cường độ mối ghép giữa các thanh.
● Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng vật liệu, cần đảm bảo giàn giáo không bị gỉ sét, biến dạng do va đập.
Tính ổn định
Để đảm bảo tính ổn định của hệ giàn giáo H, chúng ta cần thực hiện các bước kiểm tra sau:
● Kiểm tra tính ổn định của từng khung giàn giáo và giằng chéo theo tiêu chí độ mảnh của thanh.
● Kiểm tra tính ổn định của hệ thống chống đỡ khi ghép các khung và thanh giằng lại với nhau.
● Lưu tâm đến những điểm liên kết giữa các thanh như mối hàn, cùm khóa xây dựng… cần đảm bảo kết nối vững chắc, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
● Có bạn pháp phòng chống dịch chuyển do tải trọng ngang như gió, lốc và các rung chuyển mặt đất gây ra.
● Kiểm tra định kỳ đối với vật liệu để đảm bảo giàn giáo H không bị tác động bởi môi trường. Thông thường, lịch trình kiểm tra là 10 ngày/ 1 lần đối với mùa khô và 7 ngày/ 1 lần đối với mùa mưa.